Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè rất được ưa chuộng. Nhiều người lo sợ nước mía ngọt sẽ làm đường huyết cao lên với những người bị bệnh tiểu đường. Vậy bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Hãy đọc bài viết sau để tìm câu trả lời cho vấn đề này.
Tham khảo:
- Mẹo ép nước mía sạch – Bạn đã biết chưa?
- Uống nước mía có tốt không? Ngày nên uống bao nhiêu?
- Sự thật bà bầu có nên uống nước mía?
- Nước mía hoa quả – Cứ đến hè là HOT
Người bệnh tiểu đường uống nước mía có lợi gì?
Vị ngọt của nước mía chủ yếu là nhờ đường saccarose có trong cây mía. Saccarose là đường đôi có khả năng giúp chuyển hóa đường trong máu tốt hơn, làm bình ổn đường huyết, tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Đối với người bệnh tiểu đường, một trong những mục tiêu trong điều trị là duy trì ổn định đường huyết. Vì vậy tác dụng này của nước mía là rất có lợi.
Nước mía có hàm lượng glycemic thấp nên tốt cho người bệnh tiểu đường type 2 khi uống nước mía.
Nước mía hỗ trợ đào thải choresterol xấu và triglycerid – những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý béo phì, nhiễm mỡ nội tạng, tim mạch,…Bệnh nhân tiểu đường thường phối hợp với các bệnh lý kể trên. Do đó, người bệnh tiểu đường uống nước mía giúp làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý mãn tính kèm theo.
Cũng nhờ tác dụng kể trên mà nước mía còn giúp người bệnh đái tháo đường giảm cân, giảm gánh nặng lên hệ cơ xương khớp, giảm nguy cơ mắc một số rối loạn là hệ quả của thừa cân.
- Nước mía có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa do thành phần chất xơ cao có trong cây mía, rất tốt cho người bị táo bón.
- Nước mía có tác dụng thải độc cơ thể qua đường tiết niệu, làm giảm nhẹ triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận,… Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những biến chứng có thể gặp ở người bệnh tiểu đường, vì vậy uống nước mía rất có lợi trong trường hợp này.
- Thành phần dinh dưỡng của nước mía khá đa dạng, trong đó có những thành phần cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan như tim, thận, mắt,… Do đó, người bệnh tiểu đường uống nước mía giúp ngăn ngừa, giảm nhẹ biến chứng của bệnh lên các cơ quan trong cơ thể.
- Nước mía chứa protein và các thành phần điện giải, có thể cung cấp cho người mới ốm dậy, đặc biệt là người bệnh tiểu đường mà ít ảnh hưởng đến tình trạng bệnh chung.
Tham khảo các dòng máy ép mía bán chạy trên thị trường: máy ép nước mía mini, máy ép nước mía để bàn, xe nước mía siêu sạch, xe ép nước mía có kính,…
Bệnh tiểu đường uống nước mía được không?
Nước mía có tính hàn, lượng đường cũng khá cao so với người tiểu đường, chính vì vậy người bệnh tiểu đường nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận trước khi dùng. Hơn thế nữa, nước mía cần hợp vệ sinh, chế biến đúng cách, nên uống ngay trong vòng 15 phút, không nên để lâu trong không khí, quá trình oxy hóa làm mất chất dinh dưỡng trong nước mía.
Mía có tính hàn và lượng đường khá cao so với người bệnh tiểu đường. Do đó trước khi uống nên hỏi ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, người hay đầy bụng, đi lỏng, tỳ vị hư cũng nên hạn chế uống nước mía vì nước mía sẽ làm tăng nặng tình trạng này.
Thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết khi uống nước mía. Vì đáp ứng của cơ thể mỗi người là khác nhau, nên tình trạng tăng đường huyết hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, khi đường huyết tăng, người bệnh tiểu đường nên dừng uống nước mía.
Bệnh tiểu đường uống nước mía được không? Câu trả lời là có nhưng nhớ lưu ý cũng như hỏi ý kiến bác sĩ nha!